Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2023

Chiến lược đầu tư DCA - trung bình giá

DCA ( Dollar cost avergaing) dịch từ tiếng anh là “ bình quân chi phí đô la” người Việt Nam hiểu đơn giản là ‘trung bình giá”.  Mục tiêu của chiến lược, là mang những triết lý của đầu tư giá trị vào quá trình đầu tư thông thường. Chiến lược này được phát minh bởi Benjamin Graham. Ông là người thầy vĩ đại của nhà đầu tư Warren Buffett. Graham đã nói rằng “ DCA là dùng một số tiền như nhau mỗi tháng hoặc mỗi quý để đầu tư một loại cổ phiếu. Bằng cách này, chúng ta sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn khi giá giảm và khả năng tạo ra lợi nhuận cho toàn thể danh mục sẽ dễ dàng hơn". DCA giúp mua được một số lượng cổ phiếu lớn với mức giá hợp lý trong một quãng thời gian dài hạn. Nguyên tắc của chiến lược DCA DCA chỉ có ý nghĩa khi bạn thực hiện được 2 nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên, bạn phải chọn đúng tài sản. Tài sản này chắc chắn 100% phải tăng giá trong dài hạn. Nguyên tắc thứ hai, bạn phải kỷ luật, kiên trì trong một thời gian dài khi triển khai chiến lược. DCA giúp bạn thoát khỏi biế

Chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư kiểu kim tự tháp

Đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận mà lợi nhuân thì luôn đi kèm rủi ro. Rất nhiều nhà đầu tư bước chân vào lĩnh vực này với tâm thế phấn khởi. Nhưng sau một thời gian, thị trường vùi dập cho vài vòng. Số lượng lớn chán nản bỏ đi, còn một số ít ở lại, đó chính là những người thành công. Điểm chung của những người này là họ kiểm soát được lòng tham thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đa dạng hóa kiểu kim tự tháp là kiểu đa dạng hóa phổ biến nhất dễ dàng nhất và hiệu quả nhất đang được áp dụng trên thế giới. 1. Nguyên tắc Thuận theo quan điểm tự nhiên. Một thương vụ đem lại lợi nhuận càng lớn, rủi ro mất tiền sẽ càng cao. Nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng nguyên tắc trên để phân bổ tài sản theo một tỷ lệ cố định trong các phân khúc rủi ro khác nhau. Gọi là chiến lược kim tự tháp vì tỷ lệ phân bổ tài sản giống như cách xây dựng một kim tự tháp, với phần lớn tài sản nằm ở đáy ( rủi ro thấp ) và giảm dần khi lên cao ( rủi ro cao ) 2. Một số loại tài sản tài chính có độ rủi ro giảm

[Chiến lược đầu tư cổ phiếu] Trung bình giá lên, mua cao bán cao hơn

Phương pháp này ngoài nguyên tắc chung là cố định bất biến ra, thì không có công thức chuẩn trong cách thực hiện. Trong lịch sử, người sử dụng chiến lược trung bình giá lên thành công nhất chính là huyền thoại Jesse Lauriston Livermore. Để thực hiện chiến lược được tốt, bạn phải tin tưởng rằng thị trường luôn vô lý, cổ phiếu nào đang tăng xu hướng sẽ là tiếp tục tăng và cổ phiếu nào đang giảm thì sẽ tiếp tục giảm. Khi bạn mua cổ phiếu ở giá cao bạn vẫn sẽ bán được ở giá cao hơn. Trung bình giá lên  thuộc trường phái phân tích kỹ thuật. Sử dụng các yếu tố tâm lý và thống kê, không quan tâm đến nội tại doanh nghiệp làm ăn lời, lãi ra sao. Nguyên tắc phải nhớ Mua thật nhiều khi giá vừa tăng và tiếp tục mua khi tăng mạnh. Chỉ mua với chiến lược trung bình tăng, không thi hành chiến lược trung bình giảm. Không bao giờ thêm tiền vào những loại cổ phiếu đang có những biểu hiện yếu kém về giá. Vì tính chất rủi ro của việc mua giá cao nên việc mua đuổi phải đi kèm với nguyên tắc CẮT LỖ . N

[Tài chính cơ bản] Kim tứ đồ của Robert Kiyosaki

Kim tứ đồ là một mô hình được tác giả Robert Kiyosaki giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng "Cha giàu cha nghèo". Hệ thống này được thiết kế để giúp mọi người hiểu rõ hơn về chất lượng nguồn thu nhập từ đó xác định được tiềm năng kinh tế của mình.Kim tứ đồ gồm các thành phần sau: Người làm công (Nhân viên)  Người làm tư (Tự làm chủ cửa hiệu kinh doanh) Chủ doanh nghiệp (Doanh nhân) Nhà đầu tư (Người góp vốn) Một người khi tham gia hoạt động kinh tế sẽ được phân vào một trong các nhóm trên dựa trên cách họ tạo thu nhập và số lượng tiền họ kiếm được. Sau đây là đặc điểm của từng nhóm: 1.Người làm công (Nhân viên) Đây là nhóm người làm việc cho người khác, có thể làm việc cho một công ty, tổ chức hoặc chính phủ. Những người này có lương tháng và chế độ phúc lợi được công ty cung cấp. Họ phụ thuộc vào nguồn thu nhập của công ty để mưu sinh và không kiểm soát được lịch trình cũng như quyết định cách thức làm việc. 2. Người làm tư (Tự làm chủ kinh doanh) Người làm việc cho

Các bước cơ bản để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán

Trở thành một nhà đầu tư thành công là mong ước mà nhiều người hướng đến. Đầu tư là con đường duy nhất giúp bạn đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân như tạo nguồn thu nhập thụ động, gia tăng tài sản, hoặc để chuẩn bị cho việc về hưu. Phát triển những kỹ năng và hiểu biết của mình là điều rất cần thiết để chắc chắn những quyết định đầu tư của mình mang lại thành quả tốt nhất. Nghiên cứu và làm theo những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn định hình được tư tưởng đúng đắn và những suy nghĩ nền tảng để quá trình đầu tư sau này sẽ thuật lợi hơn. 1. Tập trung vào những cổ phiếu mình hiểu biết nhất, đừng dàn trải quá nhiều Trừ khi bạn có quá nhiều tiền, hoặc bạn đang quản lý một quỹ đầu tư chỉ số thì bạn mới nên cân nhắc số lượng cổ phiếu mình nắm giữ vượt qua con số 10. Còn với những nhà đầu tư nhỏ lẻ có số vốn đầu tư dưới 5 tỷ thì bạn chỉ nên nắm giữ 3 mã cổ phiếu thôi. Hãy nhớ, kiến thức của bạn càng nhiều thì rủi ro bạn gặp phải càng thấp. Việc sinh lời từ cổ phiếu luôn đến từ sự hi

5 nguyên tắc đầu tư tài chính thành công

Đầu tư tài chính thành công là một cách tuyệt vời để gia tăng tài sản của bạn. Giúp bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính của bản thân. Tuy nhiên để đầu tư thành công trong lĩnh vực tài chính thì cần nhiều yếu tố. Cho dù bạn là một chuyên gia lâu năm hay chỉ là người mới bắt đầu, sẽ rất quan trọng để bạn nắm vững và hiểu biết chính xác những nguyên tắc cốt lõi để đầu tư thành công. Trong bài viết này chúng ta sẽ khám phá những nguyên tắc ấy. Tôi tin rằng khi nắm vững và vận dụng thành công những kiến thức trong bài viết này. Bạn sẽ đạt được thành công trong thế giới tài chính hoàn thành được những mục tiêu đầu tư của mình. 1. Tâm lý chứ không phải trí tuệ mới góp phần vào việc đầu tư thành công Dĩ nhiên, nếu bạn có thể cân bằng hài hòa cả hai yếu tố tâm lý và trí tuệ thì đó là điều tuyệt vời nhất. Bạn sẽ có lợi thế rất lớn khi có thể đạt được sự cân bằng của cả việc phân tích số liệu lẫn điều khiển cảm xúc của mình. Trí thông minh sẽ giúp bạn phân tích các dữ liệu tài

Đừng tiết kiệm tiền! Hãy đầu tư nó.

Bạn có nhận ra ổ bánh mì ngày xưa bạn mua giá chỉ 1.000 đồng bây giờ đã 5.000 đồng. Bạn có nhận ra dĩa cơm sườn ngày xưa bạn mua giá chỉ 5.000 đồng bây giờ đã 50.000 đồng. Khi các mức giá cả trong tương lai càng ngày càng gia tăng dưới tác động của lạm phát thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Việc gửi tiết kiệm ngân hàng số tiền có được do lao động vất vả mệt nhọc sẽ không phải là phương pháp tốt nhất để tích lũy tài sản của mình. Việc đầu tư khoản tiền đó như thế nào mới là cách kiếm tiền bền vững. Tiền là gì? Tiền là vật ngang giá chung được sử dụng để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền giấy, tiền xu, tiền điện tử ( tài khoản ngân hàng ) hay thậm chí là tiền số, tiền mã hóa ( crypto ). Tiền thực hiện nhiều chức năng trong nền kinh tế. Nó được dùng để lưu trữ giá trị, đơn vị thanh toán, tiêu chuẩn cho vay. Khi đóng vai trò là vật lưu trữ giá trị, tiền giúp mọi người tiết kiệm và tích trữ của cải qua t

CPI ( Consumer Price index ) ảnh hưởng đến chúng ta

Định Nghĩa: CPI ( Consumer Price index ) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Đây là thước đo cho sự thay đổi trung bình về giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng chi trả trong một quãng thời gian. Nói cách khác, CPI là chỉ số để đo lường lạm phát tức là tốc độ mất giá đồng tiền của các nước. CPI không ở đâu xa lạ, nó rất gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta thông qua một vài cách sau: 1. Sức mua thay đổi Khi CPI tăng, tức là giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng, điều này sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền. Chúng ta sẽ mua được ít hàng hóa ( dịch vụ ) hơn cho cùng một số tiền, chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ giảm theo. Ví dụ: Hằng ngày bạn mua một ổ bánh mỳ tại một quán quen trong suốt năm năm với giá 10.000đ/ ổ. Rồi một ngày bất chợt bạn nhận ra ổ bánh mỳ 10.000đ bạn đang cầm trên tay nó bỗng nhỏ hơn so với năm năm trước rất nhiều. Lạm phát đôi khi không làm cho giá cả một món hàng thiết yếu tăng lên mà nó làm giảm đi chất lượng ( số lượng
Trang chủ


Fanpage Facebook