Chuyển đến nội dung chính

Nhìn lại sự kiện Silicon Valley Bank

Tháng 3/2023, thị trường tài chính thế giới chứng kiến một sự kiện chấn động. Một ngân hàng lớn của Mỹ sụp đổ. Đây là vụ sụp đổ lớn thứ hai của ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Trước đó một tuần, ngân hàng Silvergate cũng đã đóng cửa. Sau khi SBV sụp đổ một ngày, ngân hàng Signature Bank cũng được xác định là bị các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ tiếp quản. Tổng số lượng tài sản quản lý của ba ngân hàng này là 380 tỷ đô la. Việc cả ba phá sản gần như cùng lúc gây ra tổn thất tương đương với ngân hàng đứng thứ 9 trong hệ thống ngân hàng của Mỹ sụp đổ. Ba ngân hàng này có đặc điểm chung là đều liên quan tới start up đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và crypto. Đều đầu tư nhiều vào trái phiếu và đều là nạn nhân của quá trình nâng lãi suất theo chính sách thắt chặt tiền tệ của FED

1. Đôi nét về Silicon Valley Bank (SVB)

SVB là ngân hàng thương mại hoạt động trên toàn nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1983 với mục đích chuyên cho vay các doanh nghiệp công nghệ, khởi nghiệp (startups)..., Phương châm hoạt động của ngân hàng là hướng tới ngành công nghiệp đổi mới sáng tạo. Sau 40 năm hình thành và phát triển SVB đã trở thành ngân hàng lớn thứ 16 trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Cùng với hai ngân hàng Silvergate và Signature Bank, SVB là một trong những ngân hàng thân thiện nhất với các công ty crypto ở Mỹ.
SVB sụp đổ

2. Quá trình sụp đổ

a. Nguyên nhân sâu xa

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ để cứu trợ covid của chính quyền tổng thống Biden. Lượng tiền gửi tại ngân hàng này đã tăng nhanh, từ 60 tỷ USD vào quý 1/2020 lên đến 175 tỷ USD cuối năm 2022. Tổng tài sản của SVB cuối năm 2022 là 212 tỷ USD. Việc có quá nhiều tiền đã khiến cho SVB chủ quan, hoặc đơn giản hơn là họ đã tham lam hơn mức bình thường. Thú vị là chính phủ Mỹ đã cho phép họ tham lam mà không bi kiểm soát nhiều do tổng thống Trump đã sửa luật ngân hàng vào năm 2018. Chính phủ kiểm soát lỏng lẻo hơn về lượng dự trữ thanh khoản của các ngân hàng nhỏ quản lý tài sản dưới 200 tỷ đô. SVB lúc đó chưa tới 200 tỷ.

b. SVB đã làm gì

SVB đã đem tiền gửi nhận được đi mua trái phiếu, trong đó có nhiều trái phiếu dài hạn. Ngoài trái phiếu chính phủ mỹ. SVB còn mua trái phiếu là các hợp đồng vay vốn có tài sản thế chấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gọi tắt là MSB ( sản phẩm này Việt Nam chưa có). SVB cũng dành một phần vừa phải để cho vay các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành crypto đầy rủi ro. Việc huy động ngắn để đầu tư dài vào các tài sản an toàn là mục đích chính của ngân hàng. Mọi chuyện sẽ đều tốt đẹp nếu họ quản lý được thanh khoản của mình. Hiểu đơn giản, là họ chỉ cần dự trữ và cân bằng được lượng tiền trong ngắn hạn làm sao để đảm bảo số lượng người nộp tiền + số lượng tiền dự trữ > số lượng tiền người rút tiền tới rút.

c. Mọi chuyện bắt đầu

SVB đã không lường được việc Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh chưa từng có. Vì Fed tăng lãi suất quá nhanh, số trái phiếu của SVB cầm bắt đầu thua lỗ nặng. Các công ty công nghệ, startup năm ngoái không gọi vốn được, Kinh tế lại khó khăn không làm ăn được nên năm nay bắt đầu cạn tiền, phải rút tiền ra. Một số startup được SVB cho vay đã phá sản không trả được tiền cho SVB. Số tiền gửi vào thì ít mà số lượng tiền mất với bị rút ra càng ngày càng nhiều đã làm cho SVB bắt đầu không sắp xếp được thanh khoản. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín Moody’s hạ bậc tín nhiệm của SVB. Tin đồn lan rộng, Các công ty công nghệ với lợi thế nhanh chóng của thông tin đã truyền tai nhau tháo chạy khỏi SVB. Các quỹ đầu tư mạo hiêm cũng khuyến nghị các công ty mình đang đầu tư nên rút tiền khỏi SVB. Chỉ trong hai ngày số lượng yêu cầu rút tiền ở SVB đã là 80 tỷ đô.

d. SVB xử lý

Để giải quyết thanh khoản, SVB phải bán trái phiếu ra (loại trái phiếu có thể bán được ngay) và ghi nhận lỗ gần 2 tỷ và cần gọi vốn 2,5 tỷ để bù lỗ. Nhưng SVB không gọi được vốn. Về tài sản của mình, trái phiếu SVB nắm giữ còn hơn 70 tỷ đô ( giá trị thật là 90 tỷ) nhưng là trái phiếu phải giữ tới đáo hạn. Khách hàng vẫn tiếp tục kéo đến rút tiền. Cuối cùng, cơ quan quản lý phải tiếp quản SVB chỉ sau chưa đầy 48 tính từ lúc SVB bán trái phiếu và gọi vốn.

3. Hệ quả

Ngành ngân hàng Mỹ chao đảo. Nhà đầu tư sợ sự sụp đổ sẽ lây lan nên đã tháo chạy khỏi các ngân hàng địa phương (các ngân hàng này thường đầu tư chủ yếu vào trái phiếu của chính phủ Mỹ). Kết hợp với các nhà đầu cơ bán khống. Các ngân hàng địa phương ở Mỹ đã mất giá 50%-80% chỉ trong một phiên. Bitcoin và tiền số tăng trở lại mạnh mẽ do người dân cảm thấy ngân hàng không còn an toàn nữa. Các niềm tin vào lưu trữ giá trị tài sản ở tiền số được khôi phục. Để yên lòng người gửi tiền. Chính phủ Mỹ đã đứng ra bảo lãnh cho các khoản tiền gửi của các ngân hàng phá sản. Chính phủ cũng thành lập quỹ cứu trợ 25 tỷ đô la để cho các ngân hàng gặp khó khăn vay. Fed sẽ phải nhẹ tay trong việc nâng lãi suất vào kỳ họp cuối tháng 3/2023. Chuyện tiếp theo như thế nào chúng ta sẽ phải chờ đợi. Liệu có một sự lây lan trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Hay tệ hơn, liệu có một cuộc đại khủng hoảng như 2008. Tất cả đều còn ở phía trước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chu kỳ của Benner

Samuel Benner là một phú nông thịnh vượng trước khi ông mất tất cả tài sản vào cuộc khủng hoản tài chính năm 1873 ở Hoa Kỳ. Sau thất bại ông đã cố gắng đi tìm nguyên nhân cho những biến động của thị trường và ông đã phát hiện ra một nguyên lý giải thích tính chu kỳ của thị trường Benner thậm chí đã xuất bản một quyển sách vào năm 1875 để phổ biến rộng rãi nguyên lý này. Suốt 50 năm sau đó, rất nhiều dự đoán (không phải tất cả) của ông trong quyển sách đã diễn ra chính xác. 1. Nguyên lý của chu kỳ Benner dựa trên chu kỳ gieo trồng của các loại nông sản 11 năm chu kỳ của giá ngô với các đỉnh luân phiên cách nhau 5 và 6 năm  Giá bông cũng có các đỉnh cách nhau 11 năm  27 năm chu kỳ của giá thép với các đáy là mỗi 11,9,7 năm và đỉnh là 8,9,10 năm. Ở góc độ nào đó, một người nông nhân sẽ cảm nhận chu kỳ trong dài hạn một cách dễ dàng hơn những người khác. Họ dành toàn bộ cuộc đời của mình để quan sát vòng lặp của thời tiết, nắng, mưa...Để canh tác mùa vụ. Chu kỳ 11 năm của mặt trời chắc c

Tự do tài chính nhờ phân bổ thu nhập

Tự do tài chính là mục tiêu mà rất nhiều người hướng đến. Nếu bạn đang trên con đường tìm kiếm sự tự do nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại chi tiêu - thu nhập. Cũng như cách phân bổ dòng thu nhập vào các tài khoản quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 1. Xác định tinh thần kỷ luật Con đường dẫn đến tự do tài chính không khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải kiểm soát bản thân mình thật tốt. Điều kiện duy nhất để có thể thành công trên hành trình này chính là tinh thần kỷ luật. Trừ khi bạn may mắn có một xuất phát điểm tốt (gia đình khá giả, thừa kế tài sản, may mắn trúng số….) thì hành trình của bạn có thể thong thả hơn những người khác. Nhưng đa phần, chúng ta đều không được may mắn như vậy. Con đường để đến với tự do tài chính là một quá trình lâu dài. Bạn cần xác định đoạn đi trên đường này  vài năm  và tinh thần kỷ luật cần được cam kết tuân thủ. 2. Ghi chép và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu a. Với các khoản thu nhập

MARKET MAKER , BIG BOY, CÁ MẬP. BÌM BỊP, CHIM LỢN VÀ GÀ

Bài viết được sử dụng thuyết âm mưu để viết. Tất cả mọi thứ đều là hư cấu nhà đầu tư xem giải trí chơi cho vui :v :v :v 1. MARKET MAKER Đúng như tên gọi- Nhà tạo lập thị trường hay nhà cái. Ngày xưa mình được học khi còn ở giảng đường đại học thì Market Maker mang nghĩa tích cực. Họ là những người giúp tạo thanh khoản cho thị trường và góp phần làm cho thị trường trong sạch hơn. Nhưng những Market Maker chúng ta nói đến ở đây với một định nghĩa khác mang nghĩa xấu xa và tiêu cực hơn. Market Maker là những con người giàu và siêu giàu chỉ chiếm 10% những nhà đầu tư nhưng nắm giữ 90% lượng tiền trên thị trường. Đó là những cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp - vĩ mô sớm nhất và chi phối được media tin tức . Mục đích của nhà cái khi tham gia vào thị trường cũng giống như anh em nhỏ lẻ đó là vì TIỀN. Theo thông tin thu thập được thì lớp Market Maker hiện nay ( từ cuối 2013 đến giờ) là lớp F2. Lớp này trẻ hơn lớp
Trang chủ


Fanpage Facebook