Chuyển đến nội dung chính

Trả nợ - Tiết kiệm – Đầu tư

Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn quyết định nên giải quyết vấn đề nào trước trong ba vấn đề trả nợ, tiết kiệm và đầu tư. Các khoản nợ từ gia đình, thẻ tín dụng, trả góp, nợ mua nhà, mua xe… Là những loại nợ mà nhiều người gặp phải khi bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động. Giống như mọi nguời, bạn có thể đang phải đau đầu trong việc tìm kiếm giải pháp để trả các khoản nợ này cùng lúc với việc xây dựng một tài khoản tiết kiệm để đề phòng cho các trường hợp khẩn cấp (chưa đề cập đến tài khoản nghỉ hưu)

Cố gắng để đưa ra quyết định cái nào nên làm trước cái nào nên làm sau trong hàng loạt các vấn đề tài chính quan trọng có thể dẫn đến stress nặng. Bạn lầm vào tình trạng, không xác định được mục tiêu tài chính nào là tốt nhất để dồn sự tập trung của mình vào giải quyết. Làm theo các bước dưới đây có thể giúp bạn có được một lộ trình hành động cụ thể.

Tiết kiệm, đầu tư, trả nợ

Bước 0. Thanh toán các khoản phải trả tối thiểu

Bạn hãy cố gắng thanh toán tất cả các khoản nợ, lãi khi đến kỳ hạn ở mức tối thiểu. Giữ các khoản nợ của bạn ở trong tình trạng tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ điểm tín dụng cũng như uy tín của bạn. Việc bỏ qua các khoản thanh toán tối thiểu này có thể làm bạn phải chịu phí phạt và lãi suất kép. Với tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con thì các khoản nợ của bạn sẽ lớn lên rất nhanh chóng. Ngoài ra, việc bạn đánh mất uy tín của mình sẽ làm bạn rất khó để có thể nhờ vả cũng như tìm được đối tác mới trong những cơ hội kinh doanh sau này.

Bước 1. Xây dựng một khoản tiền phòng hộ

Khi bạn đã thanh toán được tất cả các nghĩa vụ phải trả tối thiểu. Đây là lúc để bạn thực hiện tích lũy một số tiền phòng hộ. Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm với một con số cụ thể chẳng hạn như 3 hay 5 triệu và sau đó tích lũy một số tiền tương đương với một tháng sinh hoạt phí. Khi tài khoản này lớn lên bạn sẽ thấy mình dễ thở hơn một chút.

Bạn sẽ có tiền tích lũy để có thể chi trả trong những trường hợp bất ngờ xảy ra. Bạn sẽ không lâm vào tình trạng không thể thanh toán hóa đơn vì tài khoản không còn tiền. Tài khoản này cũng sẽ là tiền đề để bạn có thể xây dựng một quỹ phòng hộ hoàn chỉnh sau này.

Bước 2. Cố gắng đạt đến phúc lợi tối đa khi làm việc

Bước tiếp theo, bạn hãy tìm kiếm những trái ngọt tài chính vừa tầm tay. Điều này có nghĩa là bạn hãy tận dụng tất cả các khoản phúc lợi khi làm việc cho một doanh nghiệp. Chẳng hạn như các khoản lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Các khoản tiền này giống như những trái ngọt có sẵn vừa tầm với. Để được hưởng đầy đủ quyền lợi, doanh nghiệp thường bắt người lao động cam kết gắn bó trong một khoảng thời gian. Hãy cố gắng ở lại đủ lâu để có thể nhận đầy đủ quyền lợi này

Bước 3. Trả hết thẻ tín dụng

Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng hãy bắt đầu cắt giảm các khoản nợ này bằng cách trả nợ nhiều hơn khoản tối thiểu mỗi tháng. Giới hạn các khoản nợ thẻ tín dụng là một mục tiêu quan trọng để bạn không mắc kẹt trong tình trạng lãi suất cao. Bạn cần nhớ, thẻ tín dụng luôn là một khoản nợ có lãi suất thuộc loại cao nhất và ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch tài chính của bạn.

Nếu bạn có nhiều hơn một thẻ tín dụng thì bạn hãy tập trung vào những thẻ có lãi suất cao nhất để trả nợ trước rồi tới thẻ có lãi suất cao thứ hai… Cứ như vậy cho đến khi bạn không còn khoản nợ thẻ tín dụng nào nữa

Bước 4. Làm đầy quỹ phòng hộ

Nếu bước 1 bạn được hướng dẫn để dành ra một khoảng tiền dành cho những trường hợp khẩn cấp. Thì bước này đòi hỏi bạn tích trữ lượng tiền ấy đầy đủ như một quỹ phòng hộ trong trường hợp khẩn cấp. Các chuyên gia đề xuất quỹ này nên tích lũy lượng tiền tối thiểu 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn.

Mặc dù có vẻ như quỹ này dự trữ khá nhiều tiền mặt. Nhưng bạn cần nhớ rằng, đây là khoản tiền để giúp ổn định cuộc sống cũng như ổn định các mục tiêu tài chính của bạn. Quỹ sẽ giúp bạn không bị khủng hoảng khi có sự cố bất ngờ to lớn như mất việc, bệnh hoạn, thiên tai hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác.

Bước 5. Cân nhắc giữa đầu tư và trả hết mọi khoản nợ

Nếu bạn đạt được tới bước này tức là vấn đề tài chính của bạn đã trở nên dễ thở hơn rất nhiều. Lúc này bạn có thể lựa chọn đầu tư hay trả hết nợ. Nếu bạn có những khoản nợ có lãi suất thấp hoặc bằng lãi ngân hàng và khả năng đầu tư của bạn lớn hơn lãi ngân hàng bạn có thể cân nhắc giữ nguyên khoản nợ và tập trung nhiều hơn cho đầu tư. Cuối cùng, bạn cần có mục tiêu tiết kiệm 15% thu nhập sau thuế để đầu tư và dành khoản tiền này cho việc nghỉ hưu.

Bước 6. Tập trung vào các mục tiêu tài chính khác

Khi nợ được trả hết, tài khoản nghỉ hưu, tài khoản phòng hộ được lắp đầy. Tình hình tài chính của bạn đã an toàn. Bạn có thể tập trung các mục tiêu khác như như tiền học cho con, tiền mua nhà mới, mua xe, đầu tư thêm…..

Lúc này, nếu bạn không có một nhà tư vấn tài chính bạn có thể cân nhắc làm việc với một chuyên gia. Những chuyên gia này sẽ giúp bạn xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu tài chính mới cũng như đề ra các chiến lược về tiết kiệm và đầu tư nâng cao phù hợp với cá nhân bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chu kỳ của Benner

Samuel Benner là một phú nông thịnh vượng trước khi ông mất tất cả tài sản vào cuộc khủng hoản tài chính năm 1873 ở Hoa Kỳ. Sau thất bại ông đã cố gắng đi tìm nguyên nhân cho những biến động của thị trường và ông đã phát hiện ra một nguyên lý giải thích tính chu kỳ của thị trường Benner thậm chí đã xuất bản một quyển sách vào năm 1875 để phổ biến rộng rãi nguyên lý này. Suốt 50 năm sau đó, rất nhiều dự đoán (không phải tất cả) của ông trong quyển sách đã diễn ra chính xác. 1. Nguyên lý của chu kỳ Benner dựa trên chu kỳ gieo trồng của các loại nông sản 11 năm chu kỳ của giá ngô với các đỉnh luân phiên cách nhau 5 và 6 năm  Giá bông cũng có các đỉnh cách nhau 11 năm  27 năm chu kỳ của giá thép với các đáy là mỗi 11,9,7 năm và đỉnh là 8,9,10 năm. Ở góc độ nào đó, một người nông nhân sẽ cảm nhận chu kỳ trong dài hạn một cách dễ dàng hơn những người khác. Họ dành toàn bộ cuộc đời của mình để quan sát vòng lặp của thời tiết, nắng, mưa...Để canh tác mùa vụ. Chu kỳ 11 năm của mặt trời chắc c

Tự do tài chính nhờ phân bổ thu nhập

Tự do tài chính là mục tiêu mà rất nhiều người hướng đến. Nếu bạn đang trên con đường tìm kiếm sự tự do nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại chi tiêu - thu nhập. Cũng như cách phân bổ dòng thu nhập vào các tài khoản quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 1. Xác định tinh thần kỷ luật Con đường dẫn đến tự do tài chính không khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải kiểm soát bản thân mình thật tốt. Điều kiện duy nhất để có thể thành công trên hành trình này chính là tinh thần kỷ luật. Trừ khi bạn may mắn có một xuất phát điểm tốt (gia đình khá giả, thừa kế tài sản, may mắn trúng số….) thì hành trình của bạn có thể thong thả hơn những người khác. Nhưng đa phần, chúng ta đều không được may mắn như vậy. Con đường để đến với tự do tài chính là một quá trình lâu dài. Bạn cần xác định đoạn đi trên đường này  vài năm  và tinh thần kỷ luật cần được cam kết tuân thủ. 2. Ghi chép và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu a. Với các khoản thu nhập

MARKET MAKER , BIG BOY, CÁ MẬP. BÌM BỊP, CHIM LỢN VÀ GÀ

Bài viết được sử dụng thuyết âm mưu để viết. Tất cả mọi thứ đều là hư cấu nhà đầu tư xem giải trí chơi cho vui :v :v :v 1. MARKET MAKER Đúng như tên gọi- Nhà tạo lập thị trường hay nhà cái. Ngày xưa mình được học khi còn ở giảng đường đại học thì Market Maker mang nghĩa tích cực. Họ là những người giúp tạo thanh khoản cho thị trường và góp phần làm cho thị trường trong sạch hơn. Nhưng những Market Maker chúng ta nói đến ở đây với một định nghĩa khác mang nghĩa xấu xa và tiêu cực hơn. Market Maker là những con người giàu và siêu giàu chỉ chiếm 10% những nhà đầu tư nhưng nắm giữ 90% lượng tiền trên thị trường. Đó là những cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp - vĩ mô sớm nhất và chi phối được media tin tức . Mục đích của nhà cái khi tham gia vào thị trường cũng giống như anh em nhỏ lẻ đó là vì TIỀN. Theo thông tin thu thập được thì lớp Market Maker hiện nay ( từ cuối 2013 đến giờ) là lớp F2. Lớp này trẻ hơn lớp
Trang chủ


Fanpage Facebook